Ngày 17 tháng 01 năm 2023
SỰ KHÁC BIỆT VỀ 12 CON GIÁP Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Sự Tích 12 Con Giáp
Có một truyền thuyết về nguồn gốc 12 con giáp mà chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng nghe qua một lần. Vào ngày đầu năm mới, Ngọc Hoàng muốn chọn ra 12 con vật là đại diện thay phiên nhau cai quản mỗi năm, luân phiên nhau trong 12 năm liên tiếp.
Có rất nhiều loài vật tham gia. Khi đó mèo và chuột còn là bạn tốt nên mèo đã nhờ chuột gọi dậy vào ngày 30 Tết để kịp đi gặp Ngọc Hoàng. Thế nhưng chuột đã âm thầm đi một mình khiến mèo mất đi cơ hội trở thành một trong 12 con giáp. Từ đó trong 12 con giáp không có con mèo, mèo và chuột cũng trở thành thù địch với nhau.

12 Con Giáp Trong Các nền Văn Minh Cổ
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc con giáp có thể được bắt đầu từ thời Sumer (nền văn minh cổ phía nam Lưỡng Hà, nằm giữa sông Tigris và Euphrates, phía Đông Nam giáp vịnh Ba Tư) cách đây 5.500 năm. Và 4 nền văn minh cổ của thế giới là Babylon, Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc đều có hệ thống con giáp.
Tuy từng quốc gia có mỗi hệ thống 12 con giáp không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung 12 con giáp tương ứng với 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) dùng để ghi lại ngày tháng năm.

Tại Sao 12 Con Giáp Trong Văn Hóa Việt Nam Không Có Loài Thỏ?
Giống như Nhật Bản, Việt Nam cũng tồn tại 12 con con vật đại diện cho 12 năm liên tiếp thay phiên nhau trong văn hóa. Nếu như ở Nhật Bản, hệ thống 12 con giáp được gọi là 干支 “Eto” hay 十二支 (Juunishi) thì ở Việt Nam được gọi là 12 con giáp. Tuy nhiên, 12 con giáp ở Nhật Bản và Việt Nam có những khác biệt nhất định.
Ở Nhật Bản, Sửu là con Bò thay cho Trâu, Mão là con Thỏ thay cho Mèo, Mùi là con Cừu thay cho Dê và Hợi là Lợn Rừng thay vì là Lợn Nhà.
Sở dĩ có sự khác biệt ấy có thể kể đến những nguyên nhân xuất phát khác biệt từ điều kiện tự nhiên và văn hóa của từng quốc gia. Có ba giả thuyết được nhiều chuyên gia đưa ra và nhận được sự đồng tình đồng tình của nhiều người.
- Sự khác biệt về tự nhiên: Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều hình thành nên môi trường thảo mộc. Trong khi đó ở các quốc gia khác đặc biệt là Trung Quốc có môi trường thảo nguyên phù hợp với loài thỏ. Dù đã tiếp thu văn hóa 12 con giáp, thế nhưng việc điều chỉnh để phù hợp với môi trường thiên nhiên ở Việt Nam là điều hoàn toàn phù hợp.
- Sự nhầm lẫn trong phát âm: trong tiếng Hoa, năm thỏ là “Mão Thố Niên”, người Việt nhầm tưởng chữ “Mão” gần giống với chữ “Mèo” nên đã sử dụng mèo thay cho thỏ trong 12 con giáp.
- Sự cân bằng tự nhiên trong 12 con giáp: Theo Reuters, thỏ là loài gặm nhấm, chuột (Tý) cũng thế, trong khi 12 con giáp cần sự cân bằng, độc nhất và khác biệt nên người Việt Nam đã thay thế Thỏ bằng Mèo. Mèo còn tạo ra sự đối xứng với chó (Tuất), theo thuyết âm dương điều này tạo ra cách giải quyết mâu thuẫn để vòng tròn hoàng đạo cân bằng hơn.
Ý Nghĩa Năm Thỏ Và Năm Mèo Ở Nhật Bản Và Việt Nam
Ở Nhật Bản nói riêng và đa số các nước Châu Á nói chung, loài Thỏ tượng trưng cho sự may mắn, sung túc, sự đổi mới và khả năng sinh sản. Trong sự nghiệp, Thỏ còn là biểu tượng của sự cấp tiến và nhảy vọt trong công việc.
Trong quan niệm của Việt Nam, mèo là loài vật bình tĩnh và khôn ngoan. Từ dáng điệu, cử chỉ đến tính cách đều toát lên khí chất. Thế nên những người tuổi mão trong theo quan niệm của người Việt Nam đều là những người thông minh và điềm tĩnh.
Dù có sự khác nhau về các con vật tượng trưng cho 12 con giáp nhưng dù ở bất cứ quốc gia, nền văn hóa nào thì đều hướng đến sự tốt đẹp của cân bằng âm dương và tính chân thiện mỹ trong văn hóa.
Tài liệu liên quan